Trần thạch cao là gì? Những lưu ý quan trọng khi thi công trần

Trần thạch cao là vật liệu được sử dụng phổ biến ở nhiều công trình xây dựng. Song trần thạch cao là gì? Có những loại nào? Liệu có những lưu ý khi thi công hay không? Tất tần tật những thắc mắc này sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây từ SEACONS. 

Trần thạch cao là gì?

Đây là tên gọi của loại trần được làm từ các tấm thạch cao. Tấm thạch cao có một hệ khung vững được cố định và liên kết với kết cấu chính như dầm, sàn của tầng trên. Bạn có thể hiểu trần thạch cao là lớp trần thứ hai, trần giả và nằm dưới trần nhà nguyên thuỷ của căn hộ. 

Trần thạch cao được dùng để thay thế cho các loại trần đổ xi măng, trần đúc hay các vật liệu truyền thống khác. Việc thay thế này nhằm mang đến sự mới mẻ và đáp ứng tính thẩm mỹ cho không gian sống. 

Trần thạch cao có những loại nào?

Cũng giống như nhiều sản phẩm khác, trần cũng có nhiều loại khác nhau dựa trên cấu tạo, tính chất và hình dáng. 

1. Trần chia theo cấu tạo

Trần nổi

Trần thạch nổi, trần thạch thả đều là tên gọi của loại trần có thiết kế một phần thanh xương để lộ ra ngoài. Trần thạch được dùng để che lấp khuyết điểm của các công trình xây dựng. Đó có thể là đường ống nước, dây điện… nhằm đem đến vẻ đẹp toàn diện cho ngôi nhà. 

Với trần thạch thả, sức khỏe của bạn có thể đảm bảo tốt bởi khả năng chống lan truyền lửa. Chống cháy, cách âm, cách nhiệt, không có các thành phần độc hại. Quá trình thi công cũng diễn ra dễ dàng hơn và giá thành khá rẻ so với các mẫu khác. Khi có sự cố xảy ra, việc tháo lắp, sửa chữa hay thay mới cũng thuận tiện. Qua một thời gian sử dụng, trần nhà thạch cao nổi ít xảy ra hiện tượng bị co võng. 

Song cũng không tránh khỏi các hạn chế, các tấm trần thạch cao nổi thường có khuôn kích thước cố định và khá nhỏ. Do đó, việc thay đổi mẫu mã cũng không thuận tiện và sẽ không đẹp mắt nếu sử dụng trong nhà có diện tích nhỏ. 

Trần chìm

Trần nhà thạch cao chìm sẽ có cấu tạo khung được ẩn toàn bộ. Thế nên khi sử dụng, bạn sẽ cảm thấy trần như các loại trần bê tông khác và đã được sơn bả đẹp mắt. Thông thường sẽ có hai loại trần là trần giật cấp và trần phẳng.

Trần thạch giật cấp 

Kiểu trần này có khung xương chìm và bề mặt thạch cao được chia thành các bậc khác nhau. Mỗi bậc sẽ tạo thành một mặt phẳng riêng. Thiết kế trần giật cấp thích hợp cho gia chủ muốn trang trí trên trần và muốn phối nhiều cảnh đẹp. 

Vì vậy, quá trình thi công của trần giật cấp thường mất nhiều thời gian và yêu cầu thợ có chuyên môn nhất định. Bên cạnh đó, việc tháo dỡ khi có sự cố sẽ khá khó khăn, trong một vài trường hợp, bạn cần phải thay mới toàn bộ nếu không thể khắc phục. 

Trần thạch phẳng

Kiểu trần nào thường dùng cho chung cư, căn hộ và mang lại cảm giác rộng rãi cho không gian. Việc lắp đặt cũng tiết kiệm nhiều công sức và thời gian. Không tránh khỏi kiểu trần thạch nay bị hạn chế về mẫu mã và thợ nên gia công kỹ lưỡng. 

2. Trần chia theo tính chất

Trần chống cháy

Loại trần này được cấu thành từ thạch cao, phụ gia Microsilica và sợi thuỷ tinh. Bên ngoài là lớp giấy màu hồng bao bọc kỹ lưỡng. Tấm thạch cao chống cháy thường được sử dụng ở khu vực bếp, thang máy, cầu thang thoát hiểm. 

Trần cách âm

Trần cách âm sẽ có 3 bộ phận chính là bông thuỷ tinh, tấm thạch cao và khung xương. Được sử dụng cho hội trường, văn phòng, nhà hát…

Trần chịu nước

Tấm thạch cao có khả năng chống nước dùng để lát nền hay ở những nơi có độ ẩm cao. 

Trần chống ẩm

Chuyên dùng ở khu vực ẩm ướt như nhà tắm, nhà vệ sinh… Tấm thạch cao có xuất xứ từ Đức hoặc Gyproc 9mm thường được đưa vào sử dụng trong công trình. 

3. Trần chia theo hình dáng

Việc phân loại trần theo hình dáng chủ yếu dựa trên về kiểu hoạ tiết, trang trí. Chủ yếu có 3 loại:

Trần cổ điển

Hoạ tiết của trần cổ điển thường yêu cầu sự tỉ mỉ và khá cầu kỳ. Các hoạ tiết hay dùng đến như chỉ nẹp hoa văn, góc trang trí trần tường, phào chỉ và mái vòm. Trong một vài công trình, đèn trần cũng là chi tiết quan trọng để bạn trang trí nội thất cổ điển. 

>Xem thêm:

Trần thạch cao hiện đại

Trần thạch cao hiện đại có thể ứng dụng ở nhiều phong cách thiết kế nội thất. Bạn có thể thoải mái khi chọn lựa đồ trang trí, hoạ tiết kèm theo. 

Trần thạch cao tân cổ điển

Giống như tên gọi, kiểu trần này là sự giao thoa giữa hai phong cách cổ điển và hiện đại. Do đó, những chi tiết được dùng đến như chỉ nẹp trơn, chỉ nẹp cong, góc trang trí trần tường trơn và phào chỉ trơn. 

Có nên sử dụng trần thạch cao?

Với nhu cầu ngày càng cao, trần thạch cao là giải pháp thích hợp không chỉ cho nhà ở mà cả văn phòng, trung tâm hay công trình công nghiệp. Quá trình thi công tương đối dễ thực hiện và đáp ứng tốt yếu tố thẩm mỹ. 

Hiện tại, các loại trần thạch cao đều được trang bị nhiều tính năng như chống cháy, cách âm, chống ẩm… nhằm phục vụ tốt cho công trình và quá trình sử dụng. Đặc biệt, các loại trần thạch cao không chứa chất độc hại nên không ảnh hưởng đến sức khoẻ gia đình bạn.

Mặt khác, trần thạch cao khá thân thiện với môi trường. Do đó, xu hướng sử dụng các vật liệu an toàn, chất lượng được gia tăng nên trần thạch cao được ứng dụng nhiều trong thi công công trình. 

Hiện tại, trần thạch cao khá đa dạng về mẫu mã, có thể kể đến trần thạch cao 3D. Không chỉ đem lại cảm giác chân thật sinh động cho không gian sống, mà căn hộ của bạn sẽ trở nên hoàn hảo hơn. Do đó, nếu được thi công đúng kỹ thuật, sử dụng đúng cách, bảo dưỡng đúng yêu cầu thì việc dùng trần thạch cao hoàn toàn có lợi. 

Lưu ý quan trọng khi thi công trần thạch cao

Trần nhà đóng vai trò khá quan trọng trong thiết kế nội thất căn hộ. Ngoài việc định hình khung nhà thì trần nhà thạch cao còn thể hiện phong cách của gia chủ. Dưới đây là vài lưu ý mà SEACONS đã đúc kết sau nhiều năm kinh nghiệm thi công. 

1. Lựa chọn mẫu trần thạch cao

Trước khi tiến hành thi công trần thạch cao, bạn cần nên tìm hiểu mẫu trần nhà phù hợp với nhu cầu và sở thích của mình. Có rất nhiều trần thạch cao đi kèm là các tiện ích chống ẩm, chống cháy, cách âm… Việc lựa chọn mẫu trần thạch cao thích hợp sẽ phát huy tối đa vai trò của chúng và hơn hết là đem đến không gian sống tiện nghi, thoải mái. 

2. Sử dụng vật tư đồng bộ

Tiêu chuẩn hàng đầu khi thực hiện trần thạch cao là bạn phải sử dụng vật tư đồng bộ. Điều này sẽ đảm bảo độ bền, tính năng của trần và hơn hết là an toàn trong quá trình sử dụng. Bộ phận quan trọng nhất khi thi công trần thạch cao đó chính là khung xương. Chính vì vậy, bạn nên tìm hiểu hệ khung xương chính hãng, có chất lượng cao. 

Ngoài ra, bạn cũng nên tham khảo các bước làm trần thạch cao và những quy định đi kèm để mang lại kết quả tốt nhất. 

3. Đơn vị thi công trần thạch cao

Nhằm thi công trần thạch cao an toàn và chất lượng, bạn cần tìm đến đội ngũ chuyên môn có tay nghề. Bạn có thể nhờ đến các mối quan hệ xung quanh như bạn bè, người thân hoặc liên hệ đến SEACONS để nhận tư vấn và tìm ra phương pháp phù hợp cho căn hộ. Đơn vị thi công lành nghề sẽ giúp bạn an tâm và tiết kiệm chi phí đáng kể. 

Từ những chia sẻ trên, SEACONS hy vọng đã cung cấp cho bạn các thông tin cần thiết về trần thạch cao. Không chỉ đáp ứng thẩm mỹ mà trần thạch cao còn đáp ứng nhu cầu làm đẹp cho căn hộ, thể hiện phong cách mà bạn hướng đến. Đừng quên những lưu ý khi thi công trần thạch cao để đảm bảo an toàn bạn nhé!

Nguồn ảnh (Tổng hợp)

Seacons là công ty thiết kế, thi công xây dựng và sửa chữa nhà uy tín hàng đầu tại TP. Hồ Chí Minh với đội ngũ kỹ sư chuyên môn cao và tâm huyết với nghề. Seacons mong muốn tối ưu chi phí xây dựng với quy trình quản lý nghiêm ngặt nhằm mang đến sự hài lòng cho khách hàng bằng những công trình chất lượng.

DỊCH VỤ TẠI SEACONS:

—-

LIÊN HỆ TƯ VẤN DỊCH VỤ

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG SEACON

Hotline: 0934 159 193 (Zalo)

Website: https://seacons.vn/

Email: contact@seacons.vn

Facebook: https://www.facebook.com/Seacons.vn 

Contact Me on Zalo
X