Để làm nên những công trình kiến trúc tuyệt đẹp không thể bỏ qua sự góp công to lớn từ kiến trúc sư. Trong bài viết này, SEACONS sẽ giới thiệu đến bạn những kiến trúc sư nổi tiếng Việt Nam đã làm nên tên tuổi xuất hiện trên tờ báo uy tín quốc tế. Hãy khám phá cùng SEACONS xem họ là ai nhé!
Việc lựa chọn một kiến trúc sư nổi tiếng và uy tín tại Việt Nam phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Dưới đây là một số tiêu chí quan trọng giúp bạn lựa chọn được kiến trúc sư phù hợp:
NỘI DUNG CHÍNH
Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ (1926 – 2000) đến từ mảnh đất Thừa Thiên Huế. Ông là vị kiến trúc sư nổi tiếng ở Việt Nam được viết đến dành cả đời cho sự nghiệp. Và năm 1955, ông là người Việt Nam đầu tiên đạt giải thưởng Khôi nguyên La Mã với số phiếu ấn tượng 28/29. Các công trình của ông thường có sự pha trộn giữa phong cách tân cổ điển châu Âu và triết lý Á Đông. Yếu tố phong thủy cũng được kết hợp khéo léo.
Một trong những công trình tiêu biểu nhất của ông đó là Dinh độc lập, đây là công trình thực hiện khi ông tốt nghiệp ở Pháp về Việt Nam. Dinh độc lập là sản phẩm thể hiện rõ hai giá trị truyền thống và hiện đại, vừa có triết lý cổ truyền và cá tính dân tộc. Các công trình tiêu biểu: Nhà thờ chính tòa Phủ Cam, trường Đại học sư phạm Huế, viện nguyên tử Đà Lạt, chợ Đà Lạt, bản vẽ thiết kế Việt Nam Quốc Tự, trường ĐH Nông Lâm (TP.HCM).
Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa (1976), là một người con của vùng đất Quảng Bình. Trải qua tuổi thơ cơ cực, anh đã quyết tâm theo học ngành kiến trúc xây dựng với mong muốn tạo nên các công trình kiên cố. Sau khoảng thời gian học tập tại Tokyo (Nhật Bản), anh đã sử dụng “Gió và nước” làm nguyên liệu cho đề tài của mình. Năm 2006, anh đã thành lập công ty và hướng phát triển theo kiến trúc bền vững.
Các công trình thường tập trung sử dụng nguyên liệu mang đậm tính địa phương như gỗ, tre và tận dụng nguyên lý khí động học. Có thể rằng, yếu tố xanh là đặc trưng trong phong cách thiết kế của vị kiến trúc sư này. Một số giải thưởng tiêu biểu: Năm 1999, giải vàng thiết kế dự án Suzuki. Năm 2002, luận án tốt nghiệp xuất sắt của trường đại học công nghiệp Nagoya. Năm 2004, luận án thạc sĩ xuất sắc trường đại học Tokyo, huy chương vàng hội kiến sư châu Á (2007) và giải bạc Holcim Awards toàn cầu năm 2009, giải vàng Arcasia (2011) với công trình cafe quán Gió và Nước.
Các công trình tiêu biểu: Quán cafe Gió và Nước – đây là công trình đã mang lại nhiều giải thưởng danh giá cho vị KTS này. Nhà trẻ Farming Kindergarten (Đồng Nai), Nhà cho cây và Stacking Green (TP.HCM), Công trình Huyền Thoại Tre (Phú Quốc),…
Kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào (1974) đến từ Hà Nội, ông học tập tại trường Đại học Xây dựng và trường Đại học Bách khoa Turin (Italia). Ông được biết đến là một trong vị KTS tài hoa của châu Á và là người Việt Nam nhận giải thưởng Vassilis Sgoutas Prize (2017). Đây là giải thưởng danh giá của Hiệp hội kiến trúc sư thế giới UIA.
Phong cách kiến trúc của kiến trúc sư nổi tiếng Việt Nam này thường gắn liền với cộng đồng, có tính nhân văn, trách nhiệm xã hội. Ông quan tâm đến các vùng đất nông thôn, công nhân, trẻ em. Chính vì thế trong suốt sự nghiệp của mình ông đã làm nên các sản phẩm kiến trúc xanh, kiến trúc bền vững cho cả đô thị và nông thôn. Các công trình tiêu biểu nhà vỏ chai (Hải Phòng), trung tâm hạnh phúc quốc gia Bhutan, chợ Đông Ba (Huế), trường tiểu học Lũng Luông (Thái Nguyên). Ngoài ra, các công trình bảo tàng gốm Bát Tràng, nhà ở công nhân (Lào Cai), nhà mặt trời (Hà Nội), hệ thống sân chơi dành cho trẻ em ở Huế, Hội An, Nam Định…
Kiến trúc sư Khương Văn Mười (1949) là vị kiến trúc sư nổi tiếng Việt Nam. Không chỉ là giảng viên nổi tiếng mà ông từng giữ chức vụ Chủ tịch Hội kiến trúc sư TP.HCM. Thế mạnh của ông ở các lĩnh vực kiến trúc công trình, quy hoạch xây dựng và thiết kế nội ngoại thất.
Các công trình tiêu biểu như chung cư Daewon Cantavil – Quận 2 (TP.HCM), cao ốc thương mại và căn hộ Thuận Việt – Quận 11 (TP.HCM). Trung tâm thương mại Cần Thơ, đền tưởng niệm Bến Dược – Củ Chi (TP.HCM), trạm dừng đỗ xe Tân Phú, khách sạn DIC STAR (Vũng Tàu), khu di tích Nguyễn Sinh Sắc (Đồng Tháp)…
Kiến trúc sư nổi tiếng Việt Nam Lê Hiệp tốt nghiệp trường đại học Kiến trúc Hà Nội (1966) và trở thành giảng viên tại trường. Ông được mệnh danh “Vua tượng đài” khi là cây đại thụ có nhiều giải thưởng kiến trúc danh giá chủ yếu là Đài tưởng niệm. Có thể kế đến là Đài tưởng niệm Bắc Sơn, đài tưởng niệm liệt sĩ tỉnh Tuyên Quang, đài tưởng niệm liệt sĩ Móng Cái, Quảng Ninh, đài tưởng niệm liệt sĩ Phú Yên.
Ước vọng của cuộc đời ông là được thừa nhận lao động sáng tác kiến trúc. Cũng như lao động nghệ thuật và mỗi người kiến trúc sư đóng vai trò như một người nghệ sĩ. Khi người lao động được tin cậy và tôn trọng, thì bản thân anh ta có thể làm những điều tốt đẹp. Đây là chân lý dành cho tất cả mọi người.
Kiến trúc sư Nguyễn Văn Lưu (1955) chuyên hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, kiến trúc và nội ngoại thất. Ông cũng giữ cho mình nhiều chức vụ quan trọng trong ngành kiến trúc Việt Nam và đóng góp nhiều công trình tiêu biểu.
Công trình tiêu biểu như: Kho bạc nhà nước, đài truyền hình TP.HCM, nhà thiếu nhi Quận 2, Hoàng Ngọc Resort, khu tưởng niệm Vua Hùng, trường THCS Lê Quý Đôn, trung tâm bồi dưỡng cán bộ ngành tài chính TP.HCM…
Kiến trúc sư Nguyễn Tiến Thuận (1948), ông theo học tại trường Đại học kiến trúc tốt nghiệp năm 1972 và trở thành giảng viên của trường. Các công trình tiêu biểu như Bảo tàng Đắk Lắk, bảo tàng chiến thắng Điện Biên Phủ, trung tâm hành lễ và nhà tưởng niệm nghĩa trang A1…
Một số giải thưởng mà ông sở hữu giải thưởng kiến trúc Quốc gia năm 2004 và năm 2012. Giải thưởng nhà nước về Văn hóa Nghệ thuật năm 2011. Huân chương lao động hạng Ba năm 1996, huân chương lao động hạng Nhì năm 2006…
Kiến trúc sư Nguyễn Văn Tất (1955) tại Đồng Nai, ông tốt nghiệp trường Đại học Kiến trúc TP.HCM. Ông quan niệm nghệ thuật nên là tinh hoa của sản phẩm xây dựng. Các đóng góp của ông được giới kiến trúc sư Việt Nam đánh giá cao.
Các công trình tiêu biểu như khu tưởng niệm Võ Văn Kiệt, trụ sở Huyện ủy Vũng Liêm – Vĩnh Long, HD Bank – chi nhánh Đồng Nai, Saigonbank – Chi nhánh Quảng Ninh, Đài truyền hình Đồng Nai…
Kiến trúc sư Nguyễn Xuân Minh (1979) đến từ xứ Huế. Trong sự nghiệp của mình, ông đã đóng góp các công trình như M House (Thiên An, Huế). Bệnh viện quốc tế Trung Ương (Huế), bệnh viện Sản nhi Thừa Thiên Huế, H House, Hue Cinema, Học viện âm nhạc Huế, nhà hát Sông Hương, Thăng Long Tower (Hà Nội)…
Kiến trúc sư Hồ Thiệu Trị (1945) đến từ mảnh đất Rạch Giá, Kiên Giang. Ông tốt nghiệp trường Đại học Kiến trúc Sài Gòn, đến năm 1974 ông sang Pháp và nhập quốc tịch tại đây. Trong quá trình sinh sống, ông đã có nhiều đóng góp và trở thành thành viên chính thức của Hội Kiến trúc sư Pháp (1979) và Kiến trúc sư quy hoạch Mỹ (1984). Các công trình tiêu biểu của ông được thực hiện chủ yếu ở Pháp và các nước châu Âu. Có thể kể đến như Sân vận động quốc gia Pháp Seine – Saint- Denis, nhà hát Zenith de Clermont – Ferrand, trung tâm nghe nhìn Beaugency, trung tâm thương mại Tongres (Bỉ), cải tạo bảo tàng lịch sử văn hóa Polonaise…
Ở Việt Nam, ông cũng tạo nên các công trình nổi tiếng như trung tâm chiếu phim Quốc gia (Hà Nội). Khu biệt thự Hồ Tây (Hà Nội), cao ốc văn phòng Bitexco (TP.HCM), khách sạn 5 sao Tân Hoàng Cung (Huế). Resort Mỹ Cảnh – Bảo Ninh (Quảng Bình), khu du lịch sinh thái thác Giang Điền (Đồng Nai)…
Kiến trúc sư Tạ Xuân Vạn (1942) sinh ra ở Thái Bình, tốt nghiệp trường Đại học Kiến trúc Hà Nội năm 1964. Các công trình tiêu biểu như tòa nhà Hàm Cá Mập, trụ sở Viện Toán học, trụ sở Viện Hóa học, trụ sở Viện tâm thần Trung Ương, trụ sở Đài tiếng nói Việt Nam…
Kiến trúc sư Đoàn Khắc Tình (1954) được biết đến là người dành thời gian để tìm hiểu về quá trình hình thành và phát triển của kiến trúc Việt Nam. Chính vì thế, phần lớn thời gian của ông gắn liền với sách vở, bài viết, những hội thảo, bài giảng liên quan đến kiến trúc và nghệ thuật.
Năm 2018, ông đã nhận bằng khen về các cá nhân tích cực tham dự giải thưởng kiến trúc Quốc gia. Ấn phẩm kiến trúc hạng Đồng tiêu biểu “Đền miếu chùa Tháp, đình làng Hà Nội – Huế – TP.HCM”. Ông luôn dành nguồn cảm hứng truyền nghề cho nhiều thế hệ sinh viên kiến trúc và đồng nghiệp để duy trì nghệ thuật dân tộc khi ứng dụng vào thiết kế xây dựng hiện đại.
Kiến trúc sư Nguyễn Văn Trình đến từ Bắc Giang, từ niềm đam mê kiến trúc quê nhà các hình ảnh về mái đình, ngôi chùa mà anh theo đuổi sự nghiệp kiến trúc sư. Sau khi tốt nghiệp, anh có thời gian làm việc tại công ty thiết kế Hàn Quốc Doul International.
Các công trình tiêu biểu như khách sạn Daewoo, tòa nhà ngân hàng MB Bắc Ninh, biệt thự 3 tầng Viêng Chăn (Lào), nhiều công trình khách sạn ở Bắc Ninh, Hà Nội, Hải Dương…
Kiến trúc sư Huỳnh Văn Lý (1975) sinh ra ở Hội An, ông dành thời gian hoạt động chính trong lĩnh vực kiến trúc xây dựng. Ông đã tham gia nhiều công trình lớn như Viện sốt rét ký sinh trùng Trung Ương, trụ sở Ủy ban nhân dân và văn phòng tỉnh ủy các tỉnh như Quảng Bình, Quảng Ngãi, Quảng Trị.
Sau này, ông thành lập Công ty tư vấn thiết kế Kiến trúc đỏ đã tiếp xúc với nhiều khách hàng đến từ Nga, Đức… Các công trình nổi bật như biệt thự Đa Phước, khu bảo tồn văn hóa dân tộc COR Trà Bồng (Quảng Ngãi)…
Kiến trúc sư Lê Văn Lân (1938) đến từ Hà Tĩnh, ông tốt nghiệp tại trường Đại học Bách khoa Hà Nội và có thời gian tu nghiệp ở Liên Xô, Đức. Các công trình mà ông đã thực hiện như công viên Thủ Lệ, chợ Đồng Xuân, khách sạn Phương Đông, cổng công viên Thống Nhất, nhà văn hóa thiếu nhi Hà Nội, khu tập thể Văn Chương…
Kiến trúc sư Trần Đình Quyền là người đã thiết kế bệnh viện Vì Dân nay là bệnh viện Thống Nhất. Sự nghiệp kiến trúc gắn liền với ông như một cái duyên khi đã là sinh viên y khoa nhưng ông sợ hãi trước việc tham gia mổ thí nghiệm trên động vật nhỏ.
Nhận ta mình không hợp ngành y, ông đã thi vào trường Đại học Kiến trúc Sài Gòn và trở thành kiến trúc sư hàng đầu Việt Nam giai đoạn trước năm 1975. Và có lẽ vì cớ sự này mà cả một đời của ông dành thời gian để thiết kế bệnh viện trên khắp đất Việt. Có thể kể đến như công trình Bệnh viện đa khoa Huế, trung tâm chấn thương chỉnh hình…
Kiến trúc sư Nguyễn Quang Nhạc (1924 – 2004), sinh ra tại tỉnh Tiền Giang. Ông dành thời gian để giảng dạy tại trường đại học Kiến trúc Sài Gòn. Sau khoảng thời gian từ Pháp học về, ông cùng kiến trúc sư Phạm Văn Thâng, Nguyễn Văn Hoa khai trương văn phòng tư vấn ở Sài Gòn. Bộ ba kiến trúc sư này thiên về quy hoạch đô thị, kiến trúc dân dụng và kiến trúc công nghiệp.
Các công trình tiêu biểu của ông như quy hoạch khu đại học Viện đại học Cần Thơ, Đại học Cộng đồng Duyên Hải (Nha Trang). Đại học cộng đồng Tiền Giang, nhà máy Len Vĩnh Thịnh (TP.HCM), ngân hàng Việt Nam Thương Tín (Đại lộ Hàm Nghi, TP.HCM), biệt thự SHELL (Đà Lạt)…
Cùng với kiến trúc sư Nguyễn Quang Nhạc, kiến trúc Phạm Văn Thâng cùng kiến trúc sư Nguyễn Văn Hoa nổi tiếng trong giai đoạn những năm 1960 – 1970. Với các công trình khách sạn Caravelle, nhà máy giấy Cogido (Biên Hòa), trung tâm văn hóa Idecaf… Có thể nói đây là công ty kiến trúc thực hiện nhiều công trình quy mô ở Sài Gòn và khắp miền Nam trước năm 1975.
Kiến trúc sư Huỳnh Kim Mãng (1919 – 2008) sinh ra tại Long Xuyên. Trong suốt chặng đường theo đuổi sự nghiệp, ông đã dành thời gian tham gia đào tạo kiến trúc sư và mở văn phòng kiến trúc ở Sài Gòn.
Các công trình ông từng thực hiện như cao ốc văn phòng 20 tầng đường Đông Du (Quận 1, TP. HCM). Các công trình thuộc Viện đại học Cần Thơ, hội trường Rùa, văn phòng Bộ Y Tế (Quận 1, TP. HCM). Chợ Đà Lạt, kỹ nghệ súc sản Vissan, hội trường tỉnh ủy Cần Thơ, chùa Bà Chúa Xứ…
Kiến trúc sư Bùi Kiến Quốc trong suốt thời gian học tập theo nghề chủ yếu tại Pháp. Mãi đến năm 1996, sau hơn 40 năm rời Việt Nam ông mới quay lại quê hương.
Các công trình của ông thường liên quan đến làng quê, sông nước. Có thể kể đến như làng du lịch văn hóa Cẩm Thanh (Hội An), khu du lịch nhà vườn Triêm Tây (Quảng Nam)… Dù là một Việt Kiều, viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học Pháp, nhưng sự nghiệp mà ông đam mê theo đuổi lại là bản sắc, giá trị làng quê Việt.
>Xem thêm:
Kiến trúc sư Lê Văn Nam là một trong “cây đại thụ” trong làng kiến trúc ở TP.HCM. Ông đã nắm giữ những chức vụ quan trọng như chủ nhiệm Ủy ban xây dựng cơ bản, giám đốc Sở Xây dựng (1979 – 1992), Kiến trúc sư trưởng TP.HCM (1992 – 2001)… Có thể nói ông là người đứng đầu ở Hội và lãnh đạo quản lý nhiều công trình như đại lộ Đông Tây, cao ốc Metropolitan…
Chức vụ hiện tại của ông là chủ tịch Hội đồng kiến trúc hội Kiến trúc sư Việt Nam. Trong sự nghiệp của mình, ông dành thời gian để giảng dạy, tư vấn và nghiên cứu về quy hoạch, kiến trúc.
Các thành tựu mà ông đạt được như Công ty May 10, Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, trụ sở Hàng hải Việt Nam, khách sạn – trụ sở làm việc – biệt thự ở Luanda (Angola)… Bên cạnh đó, ông còn tham gia viết sách báo nghiên cứu khoa học như Giáo trình Quy hoạch Đô thị – 1983, Mười thế kỷ đô thị hóa – 1995, Lịch sử đô thị phương Tây cổ đại và trung đại – 2000…
Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát (1913-1989) khởi hành tập sự nghề kiến trúc và giành được thành công từ khá sớm. Những năm 1940, ông mở văn phòng thiết kế riêng và nhanh chóng đạt được giải Nhất cuộc thi thiết kế kiến trúc hội chợ triển lãm Đông Dương tại Vườn Ông Thượng (vườn hoa Tao Đàn ngày nay).
Ông có nhiều đóng góp cho nhiều công trình ở Sài Gòn và các tỉnh thành khác ở miền Nam như Long Xuyên, Mỹ Tho, Cần Thơ… Các công trình tiêu biểu như câu lạc bộ Thủy quân cao 5 tầng, văn phòng 2 – văn phòng Chính phủ, biệt thự số 6 Nguyễn Huy Lượng, biệt thự số 1 Bà Huyện Thanh Quan, biệt thự An Hòa (Đà Lạt), sơ phác ý tưởng nhà hát Hòa Bình… Các tác phẩm của ông thể hiện rõ tư duy sâu sắc về nền văn hóa Á Đông, bố cục chặt chẽ, hiện đại, hài hòa nhưng có tính cởi mở, phóng khoáng.
Kiến trúc sư Giang Lê có tên gọi đầy đủ là Lê Nguyễn Hương Giang (1979) sinh ra ở TP.HCM, hiện tại chị đang nắm giữ vị trí là CEO của GK Archi.
Trong suốt quá trình theo đuổi sự nghiệp, chị đã tốt nghiệp hai trường Đại học là Đại học KHXH&NV Tp.HCM và Đại học Kiến trúc, học thạc sĩ KTS về Quy hoạch đô thị… Năm 2015, được tổ chức Asian Property Report bình chọn Top 5 công trình châu Á với dự án The Atrium, Top 1 Myanmar YCDC. Năm 2017, chị được công nhận là kiến trúc sư Asean và được phép hoạt động hành nghề tại khu vực cộng đồng chung Asean. Đây là vinh dự của nữ kiến trúc sư Việt Nam đạt được danh hiệu này. Và cùng nhiều giải thưởng khác, triết lý kiến trúc của chị hướng về con người và xã hội, đề cao tổng thể và có sự cảm thụ kiến trúc.
Kiến trúc sư Lưu Đình Khẩn (1957) tại Bình Chánh, tốt nghiệp từ trường Đại học Kiến trúc TP.HCM năm 1981. Ông đã công tác tại nhiều nơi như Hội kiến trúc sư Việt Nam, Sở xây dựng Long An, Xí nghiệp thiết kế sở xây dựng Long An… Công trình tiêu biểu của ông như Ủy bản tỉnh và Văn phòng tỉnh ủy Long An, trung tâm thể thao xã Tân An…
Nữ kiến trúc sinh ra và lớn lên tại mảnh đất Hà Nội, chị theo đuổi sự nghiệp làm kiến trúc sư tại trường Đại học Kiến trúc Hà nội. Năm 2004, chị sang Pháp học thạc sĩ về khảo cổ học và thiết kế sân vườn, sau đó về nước thành lập công ty riêng.
Bằng cơ duyên gặp gỡ bà Judith Hansen, chị cùng cộng sự quyết tâm tạo dựng nên không gian cho trẻ em. Thành quả chị đạt được suốt hơn 6 năm qua là hơn 180 sân chơi từ vật liệu tái chế. Với nỗ lực mang lại giá trị, ý nghĩa cho cộng đồng. Năm 2020, chị là nữ kiến trúc sư Việt được vinh danh một trong top 100 người phụ nữ ảnh hưởng của năm.
Kiến trúc sư Nguyễn Hòa Hiệp là một trong những kiến trúc sư trẻ và nổi tiếng ở Việt Nam. Thiết kế của anh thường hướng đến tới thiết kế thân thiện với môi trường. Anh tốt nghiệp trường Đại học Kiến trúc TP.HCM năm 2001. Năm 2014, anh đã đạt giải Công trình của năm tại Festival Kiến trúc thế giới – WAF và được mạng Ashui bình chọn là kiến trúc sư của năm. Các công trình tiêu biểu như Công trình Chùa Đá (Nha Trang), trung tâm hội nghị GEM (TP.HCM), cafe Salvaged Ring, The Nest, I resort, Lam cafe, 9 spa.
Đây chính là nữ kiến trúc sư khởi xướng dự án cây Cầu Vàng tại Đà Nẵng tạo nên tiếng vang cho cả cộng đồng quốc tế. Kiến trúc sư Ái Thủy (1983) tốt nghiệp trường Đại học Kiến trúc TP.HCM năm 2007. Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, chị đã dành nhiều tâm trí về thiết kế cảnh quan và đạt được thành công ban đầu khi được trao giải nhì giải thưởng Kiến trúc quốc gia năm 2008 với ý tưởng đường hoa Nguyễn Huệ.
Hiện nay, chị đang là giảng viên trường Đại học Kiến trúc TP.HCM và đồng thời là giám đốc trung tâm nghiên cứu Kiến trúc cảnh quan của trường.
ThS.KTS Phạm Trung Hiếu hiện là giảng viên khoa Kiến trúc, công tác tại trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Sinh ra tại vùng đất Hà Nội, nên trong anh luôn có một cảm tình với đô thị cổ xưa và đây cũng là chủ đề mà anh sử dụng trong đồ án tốt nghiệp của mình. Trong cuộc thi thiết kế xây dựng Cột mốc Km 0 (Hà Nội), anh và các cộng sự của mình đã đạt giải nhất với đồ án “Cổng ánh sáng”. Bằng những kinh nghiệm của mình, anh luôn cố gắng hướng dẫn các thế hệ sinh viên tham gia nghiên cứu các đồ án có tính thực tế và mang ý nghĩa xã hội cao.
Và một trong những kết quả ban đầu đó thiết kế nhà thờ đạo Tin Lành trên mỏm núi Pulpit Rock (Nauy) đã nhận được khen ngợi từ các chuyên gia quốc tế.
Đây là một kiến trúc sư đã lập được kỷ lục thế giới khi sáng tạo mô hình các công trình kiến trúc nổi tiếng từ chất liệu mica và tăm giang. Bắt nguồn từ sở thích cá nhân, năm 2012, anh bắt đầu thực hiện các mô hình nổi tiếng như chùa Một Cột, tòa nhà Quốc Hội Mỹ, Tháp đồng hồ Big Ben… Tiếng vang của anh đã được Liên minh kỷ lục thế giới chứng nhận về người làm nhiều mô hình từ mica và tăm giang nhất. Với mong muốn đem những sản phẩm này để giới thiệu với quốc tế về vật liệu tăm giang truyền thống, nghệ nhận Việt Nam. Anh cũng mong muốn có thể đem đến cơ hội việc làm cho trẻ em khuyết tật, mồ côi.
Top 30+ vị kiến trúc sư nổi tiếng Việt Nam được SEACONS liệt kê ở trên là những con người đã có sự đóng góp to lớn trong lĩnh vực kiến trúc nước nhà. Không chỉ tạo dựng nền móng vững chãi, mà nhiều thế hệ kiến trúc sư đã đạt được thành công nhất định tại sân chơi quốc tế. Bên cạnh mang lại những công trình kiến trúc, giá trị thật sự họ mang đến là ý nghĩa về cộng đồng, đóng góp cho xã hội. Và chính bản thân họ đã là các tấm gương để truyền lửa cho các thế hệ kiến trúc sư trẻ sau này.
Seacons là công ty thiết kế, thi công xây dựng và sửa chữa nhà uy tín hàng đầu tại TP. Hồ Chí Minh với đội ngũ kỹ sư chuyên môn cao và tâm huyết với nghề. Seacons mong muốn tối ưu chi phí xây dựng với quy trình quản lý nghiêm ngặt nhằm mang đến sự hài lòng cho khách hàng bằng những công trình chất lượng.
DỊCH VỤ TẠI SEACONS:
- Thiết kế, kiến trúc: nhà phố, biệt thự, văn phòng, căn hộ, chuỗi cửa hàng, nhà hàng, quán cà phê
- Thi công xây dựng: nhà phố, biệt thự, văn phòng, nhà xưởng, chuỗi cửa hàng, nhà hàng, quán cà phê
- Thiết kế và thi công trọn gói nội thất: nhà phố, biệt thự, văn phòng, chung cư, chuỗi cửa hàng, nhà hàng, quán cà phê
- Sửa chữa, cải tạo: Nhà phố, biệt thự, văn phòng, chung cư, chuỗi cửa hàng, nhà hàng, quán cà phê, khách sạn, nhà xưởng
- Thi công hạng mục dân dụng: tường trần thạch cao, sàn gỗ, thi công cửa vách ngăn kính, hệ thống điện nước.
—-
LIÊN HỆ TƯ VẤN DỊCH VỤ
Hotline: 0934 159 193 (Zalo)
Website: https://seacons.vn/
Email: contact@seacons.vn
Facebook: https://www.facebook.com/Seacons.vn
Trụ sở chính: 78/22 Nguyễn Văn Khối, Phường 11, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh